[26/3/2017- anh Hổ:Tôi có trang trại giống nhỏ, muốn nuôi tôm sạch bệnh cung cấp cho người dân. Tôm mẹ được tôi mua với giá thành cao được kiểm tra bệnh trước khi nhập, nhưng lứa tôm post ra đời vẫn nhiễm còi. Cho tôi hỏi có cách nào để kiểm tra tôm bố mẹ chính xác nhất]
[Viện Loci chào anh,hiện nay có nhiều kỹ thuật cho phép phát hiện bệnh còi trên tôm: soi kính hiển vi, PCR, realtime PCR,…. Tùy vào đối tượng mẫu mà ta lựa chọn phương pháp xét nghiệm phù hợp. Đối với mẫu tôm bố mẹ, do đặc điểm là nguồn con giống quan trọng , việc cắt chân bơi để làm xét nghiệm đôi khi gây stress cho tôm mà độ chính xác lại không cao do vùng lấy mẫu không đặc trưng.
Để có độ chính xác cao, ta có thể nhốt riêng tôm và thu mẫu phân để làm xét nghiệm. Tuy nhiên, quy trình xử lý mẫu phân đặc biệt phức tạp, đòi hỏi phòng xét nghiệm phải có kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật cao. Vì vậy yếu tố quan trọng là anh phải gởi mẫu đến địa chỉ xét nghiệm uy tính, để có được kết quả chính xác nhất.
Mẫu xét nghiệm bệnh tôm, anh có thể gởi theo hướng dẫn của link bên cạnh: http://vienloci.org.vn/dich-vu-xet-nghiem-benh-tom-tan-noi/
Với số lượng mẫu lớn, Viện Loci có thể hỗ trợ bố trí phòng xét nghiệm lưu động xuống tận nơi phục vụ người dân.
Ngoài ra nếu như anh có nhu cầu tự trang bị cho mình phòng xét nghiệm bệnh tôm , vui lòng tham khảo link sau:http://vienloci.org.vn/tu-van-xay-dung-phong-xet-nghiem-pcr-lamp-pcr/
Cảm ơn anh]
[15/02/2017- anh Minh: ký sinh trùng, hay vi bào tử trùng là gì và gây hại thế nào cho tôm?]
[Viện Loci chào anh
Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) loài ký sinh trùng ký sinh trên tôm, được tìm thấy rộng rãi ở châu Á và các khu vực nuôi tôm khác trên thế giới. EHP ký sinh trong ống gan tụy của tôm và làm cho tôm khó hấp thu dinh dưỡng dẫn đến tôm chậm lớn. EHP chỉ gây nên hiện tượng giảm tăng trưởng trên tôm mà không gây chết tôm. Chính lý do này nhiễm EHP gây thiệt hại không hề nhỏ cho người nuôi tôm, vì sau khi nhiễm bệnh tôm ăn rất nhiều nhưng hoàn toàn không lớn.
. Rất khó để có thể loại bỏ hoàn toàn EHP trong ao nuôi bị nhiễm loài ký sinh trùng này. Cách tiếp cận tốt nhất là hạn chế sự xâm nhập của EHP vào ao nuôi và kiểm soát mức độ lây nhiễm của nó trong ao nuôi ở mức thấp nhất.
Chuẩn đoán EHP: EHP có thể được phát hiện thông qua các phương pháp xét nghiệm phân tử như PCR và LAMP từ phân của tôm bố mẹ. Phương pháp này cũng có thể được dùng để xét nghiệm tôm giống (postlarvae). Mầm bệnh này cũng có thể được phát hiện bằng kính hiển vi quang học với độ phóng đại 100X với mẫu nhuộm hoặc mẫu tươi gan tụy; tuy nhiên, bào tử của nó rất nhỏ (kích thước nhỏ hơn 1 micron chiều dài) nên chỉ có thể quan sát được rất ít mặc dù mẫu bị nhiễm với cường độ nặng.
Bộ thuốc thử cho phép phát hiện EHP trên tôm cung cấp bởi loci:
[/accordion]