Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, kết quả điều tra 5 tháng đầu năm 2017 cho thấy, diện tích tôm trên cả nước bị bệnh đốm trắng là 1.656,2ha, chiếm khoảng 14,5% diện tích thiệt hại, trong đó tỉnh Cà Mau có diện tích bị bệnh đốm trắng lớn nhất (chiếm 24,4% tổng diện tích bị bệnh của các tỉnh), sau đó đến tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre và các địa phương khác. Đối với bệnh hoại tử gan tụy, diện tích bị bệnh là 1.557ha, chiếm khoảng 13,6%, trong đó tỉnh Bạc Liêu có diện tích bị bệnh lớn nhất (chiếm hơn 25,7% tổng diện tích tôm bị bệnh), tiếp đó là các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh… Ngoài ra, thời gian qua tôm nuôi cũng xuất hiện các bệnh khác như đỏ thân, bệnh còi, bệnh phân trắng… (Theo trang https://tongcucthuysan.gov.vn/nuôi-trồng-thủy-sản/-phòng-chống-dịch-bệnh/,11/07/1017)
Tôm nuôi hiện nay ngày càng phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm, chính vì vậy việc ngăn chặn hiệu quả các loại dịch bệnh trên tôm là nhiệm vụ quan trọng quyết định đến đời sống của hàng vạn người nuôi trồng thủy sản.Tổng cục Thủy sản yêu cầu các địa phương cần phổ biến, hướng dẫn cho người nuôi lựa chọn tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch và có chất lượng tốt. Tuy nhiên chất lượng con giống vẫn là một ẩn số lớn.
Trong thời gian vừa qua , Viện LOCI nhận làm xét nghiệm cho 10 mẫu phân tôm bố mẹ ( đã được người mua lựa chọn, gởi đi làm xét nghiệm trước khi bắt, nhưng sau thời gian nuôi vẫn có dấu hiệu bệnh). Chúng tôi tiến hành xử lý mẫu phân theo quy trình chuyên biệt, chạy PCR kiểm tra 4 bệnh:
- Bệnh còi (MBV)
- Bệnh đốm trắng (WSSV)
- Bệnh ngừng lớn do vi bào tử trùng (EHP)
- Bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPND/EMS
Kết quả cho thấy 10 mẫu âm tính với WSSV/EHP/AHPND, tuy nhiên có tới 7/10 mẫu cho kết quả dương tính với bệnh còi MBV. Kết quả này báo động cho tình trạng tôm giống kém chất lượng. Không có được một địa chỉ xét nghiệm đáng tin cậy, khiến cho các trại tôm giống dù tuân thủ mọi yêu cầu xét nghiệm nhưng vẫn không thể cung cấp con giống tốt cho người dân.
Lời khuyên dành cho các hộ nuôi tôm và các cơ sở sản xuất tôm giống:
Đối với các cơ sở sản xuất tôm giống:
- Lựa chọn nhà cung cấp tôm bố mẹ có uy tính.
- Kiểm tra tôm bố mẹ trước khi bắt ngay cả khi đã có giấy kiểm dịch.
- Kiểm tra định kỳ 2 tuần /lần.
- Khi có tôm chết cần làm đủ các xét nghiệm để tìm rõ nguyên nhân.
- Kiểm tra định kỳ mẫu nước ( cấy vi khuẩn, soi tảo…, xét nghiệm tìm nguồn bệnh trong nước)
- Kiểm tra mẫu thức ăn.
Đối với hộ nuôi tôm:
- Xử lý ao cẩn thẩn trước vụ nuôi.
- Lựa chọn trung tâm xét nghiệm uy tín , kiểm tra tôm post trước khi thả.
- Kiểm tra định kỳ, theo dõi sát đàn tôm, xét nghiệm tìm bệnh ngay khi có một số cá thể tôm bất thường.
Với mong muốn hỗ trợ cho các trại giống, hộ dân nuôi tôm chủ động hơn trong công tác phòng và kiểm tra dịch bệnh trên tôm, Viện Sinh Học Phân Tử LOCI cung cấp đến quý khách hàng: “DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM BỆNH TÔM” với mức chi phí xét nghiện phù hợp cho cả những hộ nuôi nhỏ, lẻ. Kết quả chuẩn mực chính xác.
Mọi chi tiết tham khảo tại đây:
DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM BỆNH TÔM
HỢP ĐỒNG XÉT NGHIỆM BỆNH TÔM TRỌN GÓI
Liên hệ với chúng tôi để có được những vụ nuôi thành công:
Phòng kinh doanh
0794740275
Phòng kỹ thuật
093.675.3432